Giải pháp xử lý nước thải sản xuất đinh ốc hiệu quả và bền vững

Ngành sản xuất đinh ốc đóng vai trò quan trọng trong công nghiệp cơ khí và xây dựng. Tuy nhiên, quá trình sản xuất phát sinh lượng lớn nước thải chứa dầu mỡ, kim loại nặng và hóa chất độc hại. Xử lý nước thải sản xuất đinh ốc là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo tuân thủ quy định môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Bài viết này sẽ cung cấp giải pháp tối ưu nhất.

Thành phần và tính chất của xử lý nước thải sản xuất đinh ốc

xử lý nước thải sản xuất đinh ốc

Các nguồn phát sinh nước thải chính:

  • Nước thải sản xuất: Bao gồm dầu nhớt thải, hóa chất chống gỉ, kim loại nặng, muối vô cơ, cặn lơ lửng từ vụn sắt thép, dầu mỡ, chất phủ bề mặt, chất bảo quản, hợp chất hữu cơ từ dầu chống gỉ đa năng, cùng các độc tố như sunfat, amoni, xyanua,…
  • Nước thải sinh hoạt: Chủ yếu từ nhà vệ sinh và nhà bếp, chứa chất hữu cơ, vi sinh vật,… với nồng độ ô nhiễm thấp, có thể xử lý bằng phương pháp sinh học.

Việc khảo sát nguồn thải giúp đánh giá mức độ ô nhiễm, từ đó lựa chọn giải pháp xử lý hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Trường hợp cơ sở có cả nước thải sản xuất và sinh hoạt, phương pháp hóa lý sẽ được áp dụng để xử lý tổng hợp.

Quy trình sản xuất đinh ốc được thực hiện như thế nào?

Quy trình sản xuất đinh ốc

Để tạo ra 1 chiếc đinh ốc phục vụ cho cuộc sống phải trải qua quy trình sản xuất nhiều công đoạn như:

  • Xử lý nguyên liệu đầu vào: Các cuộn thép lớn được đưa vào lò nung trong khoảng 30 giờ để làm mềm thép, giúp dễ gia công và uốn cong. Tiếp theo, chúng được xử lý bằng axit sunfuric (H₂SO₄) để chống gỉ, sau đó rửa sạch bằng nước và phủ một lớp photphat bảo vệ bề mặt.
  • Tạo hình: Thép được định hình qua các bước như kéo sợi, cắt thành từng đoạn thẳng, uốn tròn để tạo phần đầu và viền, đồng thời rèn đầu để hoàn thiện hình dáng đinh ốc.
  • Nhiệt luyện, xử lý nhiệt: Đinh ốc được nung trong lò ở nhiệt độ từ 800 – 1000°C để thay đổi cấu trúc phân tử thép, giúp sản phẩm đạt độ cứng và bền vững cao hơn.
  • Cán ren: Các máy đo chuyên dụng sẽ xác định chiều dài phù hợp tùy theo yêu cầu sử dụng. Sau đó, đinh ốc được đưa vào máy tiện ren để tạo các đường rãnh xoắn chính xác.
  • Xi mạ: Tùy thuộc vào điều kiện môi trường (ngoài trời hay trong nhà) và mục đích sử dụng, đinh ốc sẽ được xi mạ bằng các phương pháp như mạ kẽm, mạ niken, mạ crom hoặc phủ sơn tĩnh điện để đảm bảo độ bền và khả năng chống ăn mòn.
  • Kiểm tra chất lượng sản phẩm: rong quy trình sản xuất, nhiều sản phẩm có thể không đạt yêu cầu hoặc bị lỗi. Bộ phận đảm bảo chất lượng sẽ sử dụng dụng cụ chuyên biệt để kiểm tra độ bền của ốc vít. Những sản phẩm đạt chuẩn sẽ được chuyển tới công đoạn đóng gói.
  • Đóng gói sản phẩm: Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ được xếp vào hộp, bên ngoài bao bì được dán nhãn ghi rõ thông số kỹ thuật bao gồm kích thước, số lượng và chất lượng sản phẩm.

Quy trình xử lý nước thải ngành sản xuất đinh ốc

Quy trình xử lý nước thải ngành sản xuất đinh ốc

Dưới đây là quy trình xử lý nước thải ngành sản xuất đinh ốc, mời bạn cùng tìm hiều:

  • Bể thu gom: Đây là khu vực tập hợp nước thải từ các nguồn phát sinh. Bể được trang bị song chắn rác nhằm giữ lại các tạp chất rắn có kích thước lớn trước khi xử lý tiếp.
  • Bể tách dầu nhớt: Do nước thải sản xuất đinh ốc có lẫn dầu nhớt, bể này có nhiệm vụ tách loại dầu để đảm bảo quá trình xử lý phía sau diễn ra hiệu quả.
  • Bể điều hòa: Bể được lắp đặt hệ thống cánh khuấy ngầm để duy trì sự đồng nhất của nước thải, ngăn ngừa lắng cặn. Ngoài ra, pH của nước thải cũng được điều chỉnh về khoảng thích hợp (thường từ 7.5 đến 9).
  • Bể keo tụ tạo bông: Các hóa chất như NaOH, CaO được thêm vào với tỷ lệ phù hợp để kết tủa các ion kim loại tan trong nước, trong đó hydroxit kim loại là dạng kết tủa phổ biến nhất. Để tăng hiệu suất, phèn nhôm, phèn sắt hoặc polymer có thể được bổ sung. Hệ thống cánh khuấy hoạt động ở tốc độ chậm giúp các bông cặn va chạm, kết dính tạo thành những khối lớn hơn, dễ lắng hơn.
  • Bể lắng: Nước thải được tách cặn, phần bùn lắng xuống đáy bể trong khi nước trong được dẫn sang cột lọc áp lực. Bùn cặn thu được sẽ được chuyển đến bể chứa bùn.
  • Cột lọc áp lực: Loại bỏ màu, mùi khó chịu và các cặn lơ lửng trong nước thải. Sau quá trình lọc, nước thải đạt tiêu chuẩn xả thải theo quy định và được phép thải ra môi trường.
  • Bể chứa bùn: Tập trung bùn từ các công đoạn xử lý, giảm lượng nước trong bùn. Bùn sau đó sẽ được cơ quan có thẩm quyền thu gom và xử lý định kỳ.

Kết luận

Công ty xử lý nước thải Môi Trường DCI đã tổng hợp những thông tin chi tiết về đặc điểm và quy trình xử lý nước thải trong sản xuất đinh ốc.

Xử lý nước thải sản xuất đinh ốc đúng phương pháp không chỉ đảm bảo hoạt động bền vững cho doanh nghiệp mà còn góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Ứng dụng công nghệ hiện đại cùng quy trình chuyên nghiệp sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

wechat