Thuyết minh hệ thống công nghệ xử lý nước thải AAO + MBBR

Công nghệ xử lý nước thải AAO + MBBR là một công nghệ xử lý nước thải sinh học kết hợp hai quá trình kỵ khí, thiếu khí, và hiếu khí. Hệ thống xử lý nước thải AAO + MBBR bao gồm các thành phần chính như bể kỵ khí, bể thiếu khí, bể hiếu khí, và bể lắng.

Nguyên tắc hoạt động của hệ thống xử lý nước thải AAO + MBBR

Hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ AAO với việc sử dụng bể bê tông kết hợp bồn FRP rất thích hợp cho xử lý nước thải y tế. Trong thiết bị, nước thải được xử lý qua nhiều bậc kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí kết hợp nên đạt hiệu suất xử lý rất cao.

Nguyên tắc hoạt động của công nghệ xử lý nước thải AAO + MBBR

Các quá trình chính AAO được thực hiện từ bể gom nước thải, bể điều hòa, bể kỵ khí, bể thiếu khí và tại bồn FRP (quá trình hiếu khí), bùn được thu gom từ bể lắng đưa về bể chứa bùn.

Nước thải của cơ sở y tế được thu gom tập trung bởi hệ thống thu gom nước thải. Sau đó nước thải sẽ được chảy vào hệ thống bể tự hoại. Nước thải sau bể tự hoại và bể tách mỡ được thu gom về bể gom tách rác của hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Nước thải sau khi được lắng cát và tách rác đưa qua ngăn điều hòa. Tại ngăn điều hòa có hệ thống máy khuấy chìm có tác dụng hòa trộn nước thải để cân bằng và ổn định chất thải. Bơm chìm đặt tại ngăn điều hòa sẽ chuyển nước thải đến bể kỵ khí để phân giải các hợp chất hữu cơ khó phân hủy thành chất hữu cơ đơn giản hơn cho quá trình xử lý tiếp theo tại bể thiếu khí.

Trong bể thiếu khí, tại đây nước được tuần hoàn từ ngăn lắng sẽ được khử Nitrat và giải phóng Nitơ.

Nước thải tiếp tục được dẫn sang hệ thống xử lý sinh học nước thải bồn FRP (hiếu khí). Trong bồn FRP có hệ thống sục khí và giá thể đệm vi sinh di động MBBR (Moving Bed Biofilm Rector). Giá thể đệm vi sinh di động là nơi các vi khuẩn trú ngụ, phát triển và tiêu thụ các chất hữu cơ, giảm nồng độ chất bẩn trong nước thải.

Sau khi được xử lý trong bồn FRP có giá thể đệm vi sinh di động, dòng nước thải được dẫn sang bể lắng để tách nước sạch và bùn dư. Nước thải sau ngăn lắng đã có các chỉ tiêu như BOD, hàm lượng cặn,… đảm bảo tiêu chuẩn, chỉ cần khử trùng tại bể khử trùng trước khi xả ra ngoài.

  • Song chắn rác: có kích thước song khoảng 20-25mm. Hố ga thu nước thải và song chắn rác có tác dụng lắng loại các loại đất, cát tránh trường hợp các tạp chất này sẽ làm hỏng bơm và gây tác dụng xấu cho khoang lắng bùn. Ngoài ra song chắn rác này sẽ loại bỏ các vật chất có kích thước lớn có nguy cơ gây tắc đường ống và ống thông khí.
  • Bể trung hòa: trung hòa nước thải để ổn định pH
  • Bể điều hòa: nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải
  • Bể kỵ khí: phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp thành dạng đơn giản hơn
  • Bể thiếu khí: diễn ra quá trình Nitrat hóa và giải phóng Nitơ.
  • Bể hiếu khí + đệm vi sinh di động (bồn FRP): luôn được thổi khí, các đệm vi sinh vật luôn di động. Các chất hữu cơ trong nước được các vi sinh vật bám trên các đệm sinh vật hấp thu, nitrat hóa.
  • Bể lắng: Bằng cơ chế của quá trình lắng trọng lực, ngăn lắng có nhiệm vụ tách cặn vi sinh từ bể đệm vi sinh di động MBBR sang. Nước thải ra khỏi ngăn lắng có hàm lượng cặn (SS) giảm đến hơn 90%. Bùn lắng ở đáy của bể lắng sẽ được bơm tuần hoàn bằng bơm về bể xử lý sinh học kị khí để tiếp tục loại bỏ Nitơ, phốt pho. Phần nước trong trên mặt bể sẽ chảy tràn sang bể khử trùng.
  • Bể chứa bùn: thể tích yêu cầu chứa được lượng bùn chuyển từ khoang lắng bùn sang trong vòng 7 ngày (nồng độ bùn chuyển 2%).
  • Bể khử trùng: nước sau khi được xử lý sẽ được khử trùng bằng hoá chất khử

Xem thêm: Công nghệ xử lý nước thải AAO: Nguyên lý, Ứng dụng

Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải AAO + MBBR

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải AAO kết hợp MBBR

Nước thải phát sinh từ bồn cầu được tập trung vào đường ống dẫn nước thải riêng của khu vực bệnh viện rồi đi xuống bể phốt. Nước thải từ quá trình nấu ăn, nhà bếp được dẫn bằng đường ống riêng sau đó được xử lý qua bể tách dầu mỡ. Nước thải y tế được xử lý sơ bộ. Nước thải giặt là được dẫn vào đường ống riêng về khu xử lý nước thải tập trung. Tất cả nguồn nước trên được dẫn về trạm xử lý nước thải đạt yêu theo tiêu chuẩn mới được xả thải ra môi trường. Với các công trình đơn vị như sau:

– Bể gom + Song chắn rác: Nước thải sau bể tự hoại và bể tách dầu mỡ được thu gom vào tuyến ống rồi chảy vào bể gom, sẽ đi qua song chắn rác, ở đây rác có kích thước lớn hơn 5mm sẽ được giữ lại, song chắn rác thường xuyên được thu gom rác và vệ sinh thủ công tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý nước thải. Nước thải được dẫn về các công trình  xử lý tiếp theo.

– Bể trung hòa: Nước thải từ hoạt động giặt là được thu gom vào hệ thống đường ống riêng, chảy vào bể trung hòa. Tại đây có bổ sung hóa chất trung hòa, ổn định pH trước khi sang công đoạn xử lý tiếp theo.

– Bể điều hòa:

  • Nước từ các nguồn sau khi được xử lý sơ bộ được tập trung về bể điều hòa, ở đây có hệ thống phân phối khí và hệ thống bơm.
  • Hệ thống phân phối khi được đặt ở đáy bể tạo các bọt khí từ dưới bể đi lên xáo trộn các dòng nước vào nhau giúp ổn định nồng độ trong bể, và tránh cặn lắng dưới đáy bể.
  • Sau khi nước được xáo trộn sẽ được hệ thống bơm qua bể kỵ khí khí với lưu lượng không đổi.

– Bể kỵ khí: Nước thải từ bể điều hòa được bơm sang bể kỵ khí, ở đây xảy ra quá trình phân hủy các chất hữu cơ phức tạp thành các chất hữu cơ đơn giản hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý.

– Bể sinh học thiếu khí (bể khử Nitơ, Phốtpho,…)

Nước từ bể kỵ khí được bơm qua bể thiếu khí, ở đây sẽ xảy ra quá trình khử nitơ và photpho có trong nước thải, bể được trang bị hệ thống máy khuấy chìm nhằm đảo trộn đều bùn và nước thải nhằm tăng hiệu quả khử nitrat.

– Bể sinh học hiếu khí (bể Nitrat hóa, BOD,…)

  • Nước từ bể thiếu khí được tự chảy qua bể hiếu khí, ở đây có hệ thống cấp khí và hệ thống bơm tuần hoàn.
  • Hệ thống cấp khí đặt đáy bể cung cấp oxi cho vi sinh vật hiếu khí phát triển và phân hủy các chât hưu cơ có trong nước thải.
  • Sau khi hầu hết các chất hữu cơ trong bể hiếu khí được phân hủy, sản phẩm của quá trình có chứa NO3-, do vậy một phần nước từ bể hiếu khí sẽ được tuần hoàn lại bể thiếu khí để xử lý nitơ có trong nước bằng hệ thống bơm tuần hoàn đặt ở cuối bể.

– Bể lắng

  • Nước từ bể hiếu khí sẽ được tự chảy qua hệ thống ống trong tâm của bể lắng giúp giảm vận tốc dòng chảy giúp hiệu quả lắng tốt hơn.
  • Nước từ ống trung tâm di chuyển xuống đáy bể với vận tốc rất nhỏ, dưới tác dụng của trọng lực, tấm lắng lamen các bông bùn, cặn sẽ lắng xuống đáy bể, nước sẽ di chuyển lên trên và được thu bằng hệ thống máng thu nước trên mặt bể.
  • Bùn được hệ thống bơm bùn đặt đáy bể bơm tuần hoàn về bể thiếu khí, phần bùn dư được bơm về bể chứa bùn.

– Bể khử trùng

Sau khi qua lắng để xử lý lượng cặn lơ lửng, nước thải được đưa sang bể khử trùng, tại đây nước thải được khử trùng bằng Ozone để xử lý vi khuẩn trước khi thải ra môi trường. Nước thải đầu ra của bể khử trùng đạt QCVN 28:2010/BTNMT cột B Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải y tế). Cơ sở khoa học của phương pháp này là dựa vào khả năng diệt khuẩn của Clo xử lý triệt để Coliform, E-Coli,…

Xem thêm: Công nghệ xử lý nước thải MBBR – Giải pháp bảo vệ môi trường

So sánh với các công nghệ xử lý nước thải khác

Công nghệ xử lý nước thải AAO + MBBR có nhiều ưu điểm vượt trội so với các công nghệ xử lý nước thải khác như:

  • Hiệu quả xử lý cao hơn.
  • Diện tích đất sử dụng thấp hơn.
  • Chi phí đầu tư và vận hành tương đối hợp lý.

Tuy nhiên, công nghệ xử lý nước thải AAO + MBBR cũng có một số nhược điểm như:

  • Yêu cầu kỹ thuật cao trong thiết kế, thi công, và vận hành.
  • Dễ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện môi trường bên ngoài.

Kết luận

Công nghệ xử lý nước thải AAO + MBBR là một công nghệ xử lý nước thải sinh học tiên tiến, có nhiều ưu điểm vượt trội so với các công nghệ xử lý nước thải khác. Công nghệ này có thể đáp ứng được các yêu cầu về hiệu quả xử lý, diện tích đất sử dụng, chi phí đầu tư,… Tuy nhiên, công nghệ này cũng có một số nhược điểm như yêu cầu kỹ thuật cao trong thiết kế, thi công, và vận hành.

Để đảm bảo hệ thống xử lý nước thải AAO + MBBR hoạt động hiệu quả, cần được thiết kế, thi công, vận hành, và bảo trì bởi các đơn vị có uy tín, có kinh nghiệm.

Dưới đây là một số lưu ý khi lựa chọn và sử dụng công nghệ xử lý nước thải AAO + MBBR:

  • Lựa chọn công nghệ phù hợp với loại nước thải và quy mô xử lý.
  • Thiết kế hệ thống đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về hiệu quả xử lý, diện tích đất sử dụng, chi phí đầu tư,…
  • Thi công hệ thống đảm bảo chất lượng, đúng kỹ thuật, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định.
  • Vận hành hệ thống theo đúng quy trình, đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả.
  • Bảo trì hệ thống định kỳ để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, hiệu quả.

Với những ưu điểm vượt trội của mình, công nghệ xử lý nước thải AAO + MBBR đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp,… Đây là một công nghệ xử lý nước thải hiệu quả, giúp bảo vệ môi trường và đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

wechat