Quy trình nuôi cấy vi sinh cho hệ thống XLNT bệnh viện Đa Khoa TP Vinh

Nước thải từ bệnh viện là nguồn ô nhiễm chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh và các chất độc hại, đòi hỏi quy trình xử lý nghiêm ngặt. Tại bệnh viện Đa khoa TP Vinh, hệ thống xử lý nước thải là một phần không thể thiếu để đảm bảo môi trường và sức khỏe cộng đồng. Trong đó, quy trình nuôi cấy vi sinh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hiệu quả xử lý sinh học của hệ thống. Công ty Môi Trường DCI là đơn vị uy tín chuyên cung cấp giải pháp tối ưu trong quy trình nuôi cấy vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải. Bài viết này sẽ chia sẻ về các bước trong quy trình nuôi cấy vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải tại bệnh viện Đa Khoa TP Vinh của Môi Trường DCI chi tiết nhất.

Tại sao nuôi cấy vi sinh quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải?

Vi sinh vật đóng vai trò cốt lõi trong quá trình phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải. Quy trình nuôi cấy vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải không chỉ giúp cải thiện hiệu suất xử lý mà còn tối ưu hóa chi phí vận hành và bảo trì hệ thống.

Vi sinh được nuôi cấy bằng quy trình nghiêm ngặt tại Bệnh Viện Đa Khoa TP Vinh

Một số lợi ích chính của quy trình nuôi cấy vi sinh:

  • Phân hủy hiệu quả chất hữu cơ: Vi sinh vật giúp xử lý và loại bỏ các chất hữu cơ có hại.
  • Tăng cường khả năng xử lý chất thải: Nuôi cấy vi sinh giúp duy trì mật độ vi sinh vật trong hệ thống, từ đó tăng cường khả năng xử lý nước thải.
  • Giảm chi phí vận hành: Việc duy trì một quần thể vi sinh vật khỏe mạnh giúp giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn và sự cố hệ thống.

Các bước trong quy trình nuôi cấy vi sinh tại hệ thống XLNT bệnh viên Đa Khoa TP Vinh

Bước 1: Kiểm tra hệ thống

– Kiểm tra các thiết bị chạy đơn động không tải.

– Kiểm tra cao độ các đường ống, lỗ thông chạy tràn hoặc tự chảy. Đảm bảo nước chảy đúng chiều.

– Cấp nước sạch (nếu có) hoặc nước thải, chạy đơn động có tải, liên động có tải ổn định. Kiểm tra đảm bảo các thiết bị bơm đúng lưu lượng (Công suất), các đường ống, lỗ thông,… chạy ổn định lưu lượng.

– Đo chênh cao mực nước qua các bể ổn định theo thiết kế. Ghi nhận các sai khác, thực tế bằng đo đạc cẩn thận, các chi tiết.

– Kiểm tra loại bỏ các dị vật, rác,… ảnh hưởng tới hệ thống.

Bước 2: Nuôi cấy vi sinh

– Chuẩn bị nước thải và sạch cấp vào 1/3 bể sinh học hiếu khí (50% nước sạch). Nguồn nước thải cấp vào ổn định.

– Chuẩn bị bùn: Bùn thải (hoặc khô). Bùn khô với liều lượng 1 tấn / 10 -15 m3 nước bể sinh học.

– Chuẩn bị chế phẩm vi sinh và dinh dưỡng: Chế phẩm Bio-EM/methanol. Khối lượng sẽ được tính trước khi thực hiện.

– Đo PH nước thải trong khoảng  6.5 – 7.5 là khoảng PH tối ưu cho nuôi cấy vi sinh.

Nồng độ PH sau đo đạt tiêu chuẩn

– Cấp bùn khô: Bùn khô với liều lượng 1 tấn / 10-15 m3 nước bể sinh học.

– Sục khí liên tục 12 giờ. Đo và kiểm tra lượng bùn trong bể sinh học 1 giờ/lần, ghi số liệu % lượng bùn.

– Sau 12h sục khí liên tục: Kiểm tra % lượng bùn ổn định 20 – 25%

– Cấp chế phẩm vi sinh bổ sung: Nếu cần đẩy nhanh tốc độ  phát triển vi sinh.

– Cấp bổ sung dinh dưỡng (methanol): Nếu nước thải đầu vào BOD thấp dưới 100mg/l

Cung cấp và bổ sung dinh dưỡng cho vi sinh vật phát triển

– Cấp nước thải vào hệ thống 30% công suất. Có thể cấp gián đoạn trong thời gian 3 ngày đầu (6h/lần).

– Kiểm tra PH 6.5-7.5; Kiểm tra DO đảm bảo >2.5 mg/l

– Bơm bùn tuần hoàn từ Bể Lắng: 20-30 phút/lần, mỗi lần bơm 10 – 15 phút. Kiểm tra % lượng bùn 1h/lần. Duy trì lượng bùn không để mất đi.

– Kiểm tra tốc độ lắng của Bùn: 3 phút lắng gần hết => Tăng dần công suất xử lý lên và theo dõi.

– Lưu ý: không để bị sốc Bùn “Bể sinh học không sinh ra nhiều bọt khí”, đặc biệt là bọt khí có màu nâu hoặc màu đen nghĩa là bùn bị sốc và chết.

– Duy trì ổn định tăng dần công suất xử lý: Sau 3-7 ngày hệ thống sẽ hoạt động ổn định.

Bước 3: Vận hành hệ thống:

– Kiểm tra lượng bùn > 30% => Điều chỉnh bơm tuần hoàn về bể Anoxic. Kiểm tra để duy trì lượng bùn ở bể hiếu khí luôn đảm bảo > 25%.

– Đo lượng oxi hòa tan trong bể Anoxic: Do < 1,5 mg/l

– Đo lượng oxi hòa tan trong bể Oxic: DO > 2,5 mg/l

– Kiểm tra lưu lượng bơm, lượng bùn, bơm tuần hoàn thường xuyên. Đảm bảo hệ thốn ổn định theo các thông số thiết kế.

– Lưu ý: Không để bị sốc bùn “Bể sinh học không sinh ra nhiều bọt khí”, đặc biệt là bọt khí có màu nâu hoặc màu đen nghĩa là bùn bị sốc và chết.

– Duy trì ổn định tăng dần công suất xử lý: Sau 3 – 7 ngày hệ thống sẽ hoạt động ổn định.

– Điều chỉnh các chế độ hoạt động các thiết bị phù hợp với vận hành ổn định hệ thống.

– Pha chế và định lượng các hóa chất sử dụng cho hệ thống.

– Kiểm tra bằng quan sát: Lượng bùn phát triển ổn định 25 – 30 %, Màu sắc và độ trong của nước sau xử lý.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi cấy vi sinh

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc nuôi cấy vi sinh

– Nhiệt độ: Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và sinh sản của vi sinh vật. Hầu hết các vi sinh vật hoạt động hiệu quả nhất ở nhiệt độ từ 20°C đến 35°C.

– Độ pH: Độ pH của môi trường nước thải cũng cần được kiểm soát chặt chẽ, thường dao động từ 6.5 đến 8.5. Độ pH quá cao hoặc quá thấp có thể làm giảm hoạt động của vi sinh vật.

– Chất dinh dưỡng: Vi sinh vật cần một nguồn dinh dưỡng đủ để duy trì hoạt động và phát triển. Các chất dinh dưỡng cơ bản như carbon, nitrogen, và phosphorus cần được cung cấp đầy đủ trong nước thải.

Kết luận

Quy trình nuôi cấy vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Đa Khoa TP Vinh của Môi Trường DCI không chỉ đảm bảo hiệu suất xử lý vượt trội mà còn giúp duy trì sự ổn định và bền vững cho hệ thống. Nhờ việc áp dụng các bước quy trình nuôi cấy chuẩn mực và giám sát chặt chẽ, Môi Trường DCI đã và đang cung cấp các giải pháp xử lý nước thải hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và khu công nghiệp hiện nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *